Doanh nghiệp Việt cần sớm tăng tốc chuyển đổi số

Chia sẻ tại diễn đàn công nghệ FPT Techday, ông Alex Clemente – Giám đốc điều hành HBR Analytics Services cho rằng, Việt Nam đang dần trở thành một “gã khổng lồ” trong khu vực. Lấy dẫn chứng, CEO HBR Analytics Services nhắc tới câu chuyện về phổ cập 4G của Việt Nam, về việc tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn ở mức cao, bên cạnh đó là những chỉ số tích cực về tính bền vững của nền kinh tế. 

W-fpt-techday-2510-2-1.jpg
Ông Alex Clemente – Giám đốc điều hành HBR Analytics Services. 

Theo ông Alex Clemente, những điểm sáng của kinh tế Việt Nam là rất rõ ràng. Môi trường đầu tư của Việt Nam cũng rất thân thiện. Đây là những điểm quan trọng để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nhận diện được sự thay đổi của thị trường để quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. 

CEO HBR Analytics cho rằng, khi nói về chuyển đổi số, mọi thứ sẽ không giống như những gì chúng ta nhìn thấy trong cả nghìn năm trước đây. Chuyển đổi số đòi hỏi phải có sự thay đổi về cách nhìn nhận, tiếp cận, ứng dụng công nghệ, những thay đổi mang tính cách mạng của dữ liệu, thông tin. 

Để chuyển đổi số thành công, theo vị chuyên gia này, các doanh nghiệp cần xây dựng được mục tiêu chiến lược, đâu là vấn đề cần giải quyết, cách thức thực hiện như thế nào bởi quá trình chuyển đổi số phải thường xuyên được nâng cấp, tạo ra thêm các mô hình kinh doanh mới và xác định rõ mục tiêu. 

W-fpt-techday-2510-3-1.jpg
Ông Alex Clemente cho rằng khoa học dữ liệu sẽ là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh về nguồn nhân lực. 

Trong chuyển đổi số, điều doanh nghiệp cần làm là lấy khách hàng làm trung tâm, dùng công nghệ để cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao mức độ hài lòng của họ. Bên cạnh đó, cần có cách đo lường, đánh giá đúng đắn để xem doanh nghiệp có đạt được mục đích đặt ra không. Cuối cùng là yêu cầu về việc nâng cao công tác quản lý, có thể ứng dụng cả AI tham gia vào quá trình quản lý doanh nghiệp. 

Giám đốc điều hành HBR Analytic Services cũng đưa ra dự báo: “Việt Nam có thể trở thành 1 trong 10 thị trường lao động hàng đầu thế giới về khoa học dữ liệu”.

Chiến lược số chính là chiến lược để phát triển doanh nghiệp

Tại diễn đàn FPT Techday, trong các phiên thảo luận diễn ra xuyên suốt sáng và chiều ngày 25/10, các chuyên gia cũng như chủ doanh nghiệp tham gia diễn đàn đều đưa ra một nhận định chung, theo đó, chiến lược số chính là con đường đúng đắn để phát triển doanh nghiệp.

Chia sẻ về chiến lược kinh doanh mà các doanh nghiệp cần có trong thời đại mới, ông Linus Lai – Phó chủ tịch IDC Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho hay, nếu như 10 năm trước chiến lược số tách biệt với chiến lược của doanh nghiệp thì trong 5 năm trở lại đây, nó đã trở thành một phần của chiến lược phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công, theo Phó chủ tịch IDC Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, các doanh nghiệp cần phải định hình lại được mô hình kinh doanh tạo ra một hệ sinh thái, tạo ra các quy trình xử lý mở, đồng thời tìm kiếm cách thức ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường trải nghiệm khách hàng.

W-fpt-techday-2510-1-1.jpg
Ông Linus Lai – Phó chủ tịch IDC Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

Thừa nhận về thực tế trên,  Chủ tịch và Tổng giám đốc KDDI Divergence & KDDI Yakuin – ông Akihito Fuji cho rằng, đại dịch Covid-19 đã giúp doanh nghiệp này tăng tốc chiến lược số nhằm thực hiện một trạng thái “bình thường mới”. 

Rất khó tìm được chiến lược đúng cho tương lai số bởi giờ đây bối cảnh đã thay đổi, khách hàng cũng không như trước. Vì vậy, chúng ta cần phải bám sát những thay đổi đó”, ông Akihito Fuji đưa ra nhận định.

Việt Nam hiện sở hữu nguồn nhân lực số dồi dào, có khả năng mở rộng nhanh, đồng thời cập nhật tốt các xu hướng mới. Những lợi thế này giúp vai trò của Việt Nam được các chuyên gia đánh giá cao trong bối cảnh công nghệ số ngày càng có vai trò quan trọng.

Chủ tịch FPT ‘giác ngộ’ công nghệ nhờ AI, big data, chatbotTheo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, ông đã ‘giác ngộ’ về việc công nghệ thông tin (CNTT) có thể tác động đến tính mạng con người, sinh kế dân sinh như thế nào sau đại dịch Covid-19.