– Theo Cục Công nghiệp CNTT&TT – Bộ Thông tin và Truyền thông, IoT sẽ không chỉ tăng năng suất và hiệu quả bằng cách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, mà còn tạo ra các ngành công nghiệp hội tụ mới. Tuy nhiên, từ góc độ ưu việt về kỹ thuật đến việc triển khai trên thực tế mang lại hiệu quả còn phụ thuộc vào đặc thù, đặc điểm và chính sách của mỗi quốc gia…
Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ số đã mở ra kỷ nguyên Internet of Things (IoT), trong đó con người, bộ xử lý, dữ liệu và mọi thứ đều được kết nối thông qua mạng Internet. Điều này có nghĩa là con người đã bước vào một kỷ nguyên siêu kết nối, nơi mọi thứ được kết nối chặt chẽ với nhau.
Ngành Công nghiệp của Hàn Quốc, năm 2025 dự kiến đạt 29,56 tỷ USD, trong đó, ngành công nghiệp sản xuất và logistic là động lực chính. Tiếp theo là chăm sóc sức khoẻ, smart city, smart home, agri tech.
AIoT sẽ cung cấp các dịch vụ mới cho ngành công nghiệp, nền kinh tế và xã hội, tạo ra một sự thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo của Hiệp hội IoT Intelligence Hàn Quốc, hơn 80% dự án IoT vào năm 2022 được quảng bá là dự án thông minh bao gồm AI và thị trường IoT ở Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Báo cáo của KISA lưu ý rằng các thiết bị đầu cuối IoT (công nghiệp và dân dụng), như cảm biến và bộ điều khiển được sử dụng trong sản xuất và logistic dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.
Hệ sinh thái IoT của Hàn Quốc bao gồm: Dịch vụ (Apps); Nền tảng (Platform); Phần cứng (Devices) và Mạng (Network).
Có 3 giai đoạn phát triển IoT của Hàn Quốc.
Ở giai đoạn 1: Kết nối (Connectivity). Giai đoạn này, các đối tượng kết nối Internet có thể cảm nhận môi trường xung quanh, truyền dữ liệu (kết quả) và giám sát thông tin, điều khiển mọi thứ từ xa. Công nghệ kết nối và quản lý đối tượng được xây dựng cho mục đích ‘cảm biến – thu thập – quản lý (phân tích)’.
Giai đoạn 2 – Thông minh (Intelligence). Giai đoạn này thực hiện ‘phân tích – chẩn đoán – ra quyết định một cách thông minh’ trên dữ liệu được truyền sau khi cảm nhận được các đối tượng trên đám mây. Công nghệ cho phép ‘cảm biến – thu thập – phân tích – chẩn đoán – dự đoán’ bằng cách thêm trí thông minh vào công nghệ trong giai đoạn đầu.
Giai đoạn 3 – Tự động (Autonomous) – 2022- 2030. Đây là giai đoạn hội tụ của (AI) và IoT – AIoT. Ở giai đoạn này, các đối tượng tự giao tiếp và cộng tác với nhau bằng trí thông minh để thực hiện các tác vụ với sự can thiệp tối thiểu của con người. Công nghệ cho phép các thiết bị thực hiện ‘phân tích – chẩn đoán – dự đoán’ được thực hiện trên đám mây ở giai đoạn công nghệ thứ hai.
Chính sách thúc đẩy IoT Hàn Quốc đã triển khai gần 10 năm qua. Đầu tiên là Master Plan for Building the Internet of Things (nă 2014). Tiếp tới phủ sóng LPWAN IoT khắp cả nước (năm 2016). Tiếp đó là thúc đẩy sự đổi mới mang tính mở; Tăng cường sự hợp tác giữa những người chơi trong hệ sinh thái (SPNDSe); Hướng tới thị trường toàn cầu.
AIoT sẽ cung cấp các dịch vụ mới cho ngành công nghiệp, nền kinh tế và xã hội, tạo ra một sự thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo của Hiệp hội IoT Intelligence Hàn Quốc, hơn 80% dự án IoT vào năm 2022 được quảng bá là dự án thông minh bao gồm AI và thị trường IoT ở Hàn Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới
Trước những bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, đề xuất được đưa ra để thúc đẩy phát triển IoT cho Việt Nam đó là xác định các lĩnh vực ứng dụng phù hợp (Smart home, Agritech); Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò hạ tầng; Thúc đẩy sự phát triển mang tính mở (IoT platform, Matters, …); Thúc đẩy sản xuất thiết bị; thúc đẩy D.I.Y (Do It Yourself) và A-IoT.
Phạm Lê