Chuyển đổi số đã đi vào đời sống xã hội…

Một trưởng thôn ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) thấy thôn của mình có 30 hộ đang kinh doanh nhưng trên “Bản đồ số hộ kinh doanh” (một ứng dụng riêng, trực tuyến của Cục Thuế Bình Định) chỉ thấy xuất hiện dữ liệu của 12 hộ. Do đó, vị trưởng thôn này phản ánh thông tin lên Cổng giao tiếp của Cục Thuế tỉnh. Ngay lập tức, Chi cục Thuế phụ trách khu vực tới rà soát trực tiếp, cập nhật lại các thông tin thực tế lên bản đồ số. 

Một Bí thư phường ở TP.Quy Nhơn (Bình Định) ngồi tại quán cà phê và vô tình phát hiện quán cà phê đó chưa có thông tin trên bản đồ số, ông lập tức liên hệ cơ quan thuế phụ trách tới kiểm tra thông tin, cập nhật dữ liệu lên bản đồ số.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều câu chuyện thực tế có liên quan tới chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Bình Định. Có thể thấy, giờ đây, công tác giám sát thuế, phục vụ thu ngân sách đâu chỉ có trách nhiệm từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, mà đã có thêm sự cùng giám sát của người dân địa phương. 

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/10/anh-1-636.jpg?width=768&s=SYWxWnp_IpuV_FKSQrkf_A” media=”–medium” _close=”0″]
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Bình Định (Ảnh: Xuân Quý)

Theo Cục Thuế Bình Định, Bản đồ số Hộ kinh doanh (http://biditaxmap.vn), Bản đồ số Mỏ khoáng sản (http://ks.biditaxmap.vn),…là công cụ huy động toàn xã hội cùng tham gia vào công tác quản lý thuế. Theo đó, các cấp, các ngành, người dân có thể giám sát, phân tích, đánh giá, chỉ ra sự bất hợp lý giữa dữ liệu phần mềm và thông tin thực tế, từ đó, phản hồi kịp thời cho cơ quan thuế cũng như cơ quan chuyên môn quản lý sát tại địa bàn.

“Chúng tôi phải cám ơn người dân khi đã tương tác, cung cấp thông tin. Giúp cán bộ thuế có sơ sở để rà soát thông tin; đối chiếu dữ liệu; xuống địa bàn kiểm tra trực tiếp; xử lý nếu có vi phạm phát sinh. Đây là điểm rất tích cực, chống thất thu thuế Nhà nước”, Trưởng phòng Công nghệ thông tin (Cục Thuế tỉnh Bình Định), ông Trần Hữu Danh nói.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/10/anh-2-637.jpg?width=768&s=bUM2NwZdlsUesDsmQpm36g” media=”–medium” _close=”0″]
Một khu công nghệ cao tại Bình Định (Ảnh: Xuân Quý)

Vai trò quan trọng của những “người thuyền trưởng”

Từ năm 2020 đến nay, ngoài các ứng dụng Tổng cục Thuế đang vận hành, cơ quan thuế Bình Định đã tự xây dựng và triển khai 22 ứng dụng phục vụ các mặt công tác quản lý thuế, quản trị nội ngành. Đơn vị cũng đóng góp 5/19 ứng dụng đang áp dụng trong toàn ngành thuế cả nước. Đây là một trong các cơ quan thuế địa phương có tốc độ chuyển đổi số nhanh hàng đầu cả nước.

Nhìn lại hành trình 3 năm đẩy mạnh chuyển đổi số vừa qua của đơn vị, Cục trưởng Cục Thuế Bình Định, ông Nguyễn Đẩu nêu ra 3 lý do chính để có được thành quả ngày hôm nay.

Thứ nhất, Cục bắt đầu “phủ” hệ sinh thái số vào thời điểm xuất hiện dịch Covid-19. Dịch bệnh hạn chế giao dịch trực tiếp, từ đó kích thích những liên kết trên môi trường điện tử. Nếu không thay đổi với hệ sinh thái số, cơ quan Nhà nước sẽ không thể quản lý được người nộp thuế thời điểm đó.

Thứ hai, đơn vị có một độ ngũ làm CNTT mạnh, đóng góp xây dựng hệ sinh thái số của Cục. 

Thứ ba, để “thúc” các cơ quan Nhà nước vốn mang định kiến “cứng nhắc”, “rập khuôn” thay đổi, thì vai trò của người đứng đầu rất quan trọng. 

Ứng dụng ra đời là một chuyện, triển khai ứng dụng đó vào thực tế quản lý Nhà nước lại là chuyện không đơn giản. Bởi, Quá trình chuẩn bị kết nối các hạ tầng dữ liệu với nhau có khối lượng công việc đồ sộ. 

“Nếu không có quyết tâm từ người đứng đầu các đơn vị, chuyển đổi số sẽ chỉ là khẩu hiệu hô hào”, vị Cục trưởng chia sẻ.

Chung quan điểm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, ông Trần Văn Phúc khẳng định, người đứng đầu đóng vai trò quyết định sự thành bại của chuyển đổi số. 

Đơn cử, tại Sở NN&PTNT, nếu quy trình xử lý văn bản như trước còn tồn tại sẽ mất rất nhiều thời gian. Văn bản từ trên chuyển xuống, bộ phận văn thư phải in ra, đợi trình ký lãnh đạo Sở hoặc lãnh đạo Sở bút phê, rồi chuyển các phòng, ban chuyên môn phụ trách thực hiện. Chưa kể, nếu các lãnh đạo đơn vị bận họp, không có ở cơ quan thì thời gian chờ đợi sẽ tăng thêm. Như vậy, quá trình giải quyết thủ tục hành chính bị chậm theo dây chuyền, công việc bế tắc. 

Do vậy, với khoảng 150-200 văn bản đến và đi trong 1 ngày, việc Sở NN&PTNT đưa toàn bộ quy trình xử lý văn bản lên môi trường điện tử đã tiết kiệm nhiều thời gian khi giải quyết công việc. Lãnh đạo Sở yêu cầu các đơn vị bên dưới ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong xử lý công việc tại Sở. Hiện, gần như 100% văn bản tại cơ quan này được đưa lên môi trường điện tử.

Ông Phúc cho rằng, mắt xích của chuyển đổi số chính là người đứng đầu. 

“Chủ tịch tỉnh thường xuyên thúc xuống và nhắc về chuyển đổi số. Ngay cả lãnh đạo tỉnh cũng đang xây dựng phần mềm quản lý công việc chi tiết thì các Sở, ngành bên dưới không thể đứng ngoài cuộc”, ông Phúc nói.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/10/anh-3-638.jpg?width=768&s=3r0XO6jn4ZSnDnk9aD-G1g” media=”–medium” _close=”0″]
Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định (Ảnh: Diễm Phúc)

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định – Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh cho hay, lãnh đạo, cán bộ, công chức các cấp từ cấp tỉnh đến cấp xã đã cơ bản thay đổi nhận thức, tư duy, thói quen làm việc từ hành chính, giấy tờ sang chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử. 

Để thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng chính quyền tỉnh Bình Định thời gian tới, ông Tuấn yêu cầu, nêu cao trách nhiệm của “người đứng đầu” trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động chuyển đổi số; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và xuyên suốt của cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công trực tuyến, phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

Trước đó, tại Hội nghị chuyển đổi số diễn ra hồi tháng 5, vị lãnh đạo tỉnh khẳng định, để chuyển đổi số thực sự là động lực cho phát triển kinh tế-xã hội, người đứng đầu, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương phải nắm chắc các nội dung được triển khai, ứng dụng và sử dụng tốt hệ thống, các ứng dụng chuyển đổi số; buộc nhân viên cấp dưới phải cùng hành động, sử dụng hiệu quả; bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số hợp lý và hiệu quả.

Trần Chung – Diễm Phúc

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền tỉnh Bình Định

Chuyển đổi số nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền tỉnh Bình Định

Tỉnh Bình Định đã thực hiện chuyển đổi số với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoàn thành các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động, ngành điện Bình Định tăng năng suất

Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động, ngành điện Bình Định tăng năng suất

Nhân sự trực trạm biến áp hay người đi ghi chỉ số công tơ được thay thế bằng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số của ngành điện. Người lao động giảm nhưng chất lượng dịch vụ tăng.
Cách Bình Định tăng tốc chuyển đổi số lấy người dân, DN làm thước đo

Cách Bình Định tăng tốc chuyển đổi số lấy người dân, DN làm thước đo

Tỉnh Bình Định đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, với mục tiêu cao nhất là lấy người dân, DN làm trung tâm phục vụ, lấy sự hài lòng của DN, người dân làm thước đo.
Đất Võ Bình Định 'không giấy tờ'

Đất Võ Bình Định ‘không giấy tờ’

Vị giám đốc Sở phê duyệt công văn trên iPad, hàng trăm văn bản mỗi ngày được đưa lên môi trường điện tử, giúp quá trình xử lý công việc diễn ra nhanh chóng. Quản trị công vụ tại đất Võ Bình Định đang được số hoá mạnh mẽ.
Bình Định: 600 công chức thuế không dùng giấy tờ, chuyển đổi số sâu rộng

Bình Định: 600 công chức thuế không dùng giấy tờ, chuyển đổi số sâu rộng

Những “ác cảm” với cơ quan thuế đang dần được xoá nhoà. Thậm chí, người dân, doanh nghiệp lại đang hỗ trợ ngành trong công tác quản lý thuế. Thay đổi lớn tới từ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại Bình Định.
Sự thay đổi lớn trên ngư trường Bình Định

Sự thay đổi lớn trên ngư trường Bình Định

Một chính sách thiết thực được tỉnh Bình Định thực hiện từ năm 2020 trong lĩnh vực thuỷ sản. Sau 3 năm, nhận thức của ngư dân đã thay đổi không ngờ.