Cảnh sát Tây Ban Nha vừa bắt giữ một trong những thủ lĩnh của băng nhóm hacker khét tiếng Kelvin Security, thủ phạm gây ra hàng trăm cuộc tấn công ở 90 quốc gia trong 3 năm qua.
Tại Alicante (Tây Ban Nha), cảnh sát đã bắt giữ một trong những thủ lĩnh của nhóm hacker Kelvin Security. Người bị bắt giữ là một trong những thủ lĩnh cộm cán, ‘người chịu trách nhiệm chính về việc rửa tiền có nguồn gốc từ các hoạt động tội phạm’ và chủ yếu thông qua trao đổi tiền điện tử.
Người này sẽ phải đối mặt với hàng loạt cáo buộc liên quan đến việc tham gia một tổ chức tội phạm, đánh cắp thông tin bí mật, phá hoại máy tính và rửa tiền. Trước đó, một thủ lĩnh khác của băng nhóm này cũng đã bị bắt, đưa ra xét xử và tống giam.
Theo cảnh sát, mục tiêu chính mà băng nhóm hacker Kelvin Security thường chú ý là cơ sở hạ tầng quan trọng và các tổ chức chính phủ. Ngoài Tây Ban Nha, chúng còn hoạt động ở Mỹ, Đức, Italia, Argentina, Chile và Nhật Bản…
Những thông tin đầu tiên về hoạt động của nhóm Kelvin Security xuất hiện từ năm 2013. Phương thức hoạt động chủ yếu của nhóm hacker này là các thành viên của nhóm tích cực tìm kiếm lỗ hổng trên trang web của các tổ chức lớn để lấy thông tin xác thực truy cập, qua đó trích xuất dữ liệu, đặc biệt là các thông tin bí mật, sau đó rao bán lấy tiền trên web tối (Darknet).
Một trong những cuộc tấn công gần đây nhất của băng nhóm này diễn ra vào tháng 11/2023, mục tiêu là một tập đoàn năng lượng, gây ra vụ rò rỉ cơ sở dữ liệu chứa thông tin bí mật của hơn 85.000 khách hàng trên thế giới.
Các cuộc điều tra của cảnh sát Tây Ban Nha đối với băng nhóm Kelvin Security đã được khỏi động từ hai năm trước, sau khi diễn ra hàng loạt các cuộc tấn công mạng nhằm vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính quyền ở Madrid, Seville, Badajoz…
(theo IZ)
Nga treo thưởng cho ‘hacker mũ trắng’ để vá lỗ hổng an ninh mạng
Vô tình bỏ qua thao tác đơn giản, các công ty lớn trở thành nạn nhân của tin tặc
Quảng cáo khiêu dâm trên không gian mạng trở thành công cụ đắc lực của tin tặc
Xuất hiện loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm của tin tặc
Cú đánh vào ngành quảng cáo Mỹ: Khi dịch vụ truyền hình là nạn nhân của tin tặc