Ông Wang Zhiqin, trưởng nhóm thúc đẩy 6G của Trung Quốc kiêm Phó Chủ tịch Học viện Công nghệ thông tin và Truyền thông Trung Quốc, chia sẻ về thông tin này trên Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc hôm 6/12.

Ông cho biết Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm công nghệ 6G từ năm 2022 và đã liên tiếp thực hiện nghiên cứu về kiến trúc hệ thống cũng như các giải pháp kỹ thuật 6G trong năm 2023, tất cả đều đặt nền móng cho bước tiến tiếp theo của 6G.

“Về mặt phát triển 6G, tất cả các nước đều đang ở giai đoạn nghiên cứu công nghệ ban đầu và chưa hình thành một tiêu chuẩn thống nhất trong việc xây dựng mạng 6G và công nghệ chính”, ông Wang cho biết.

[wpcc-element _tag=”source” data-srcset=”https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/12/8/hqop2go8-1277.png?width=768&s=03lcPhe7nMOug4eteAKxQg” media=”–medium” _close=”0″]
Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) đã phân bổ băng tần 6GHz cho các hệ thống 5G và 6G, theo Tân Hoa Xã. (Ảnh: VCG)

Tân Hoa Xã đưa tin, vào ngày 5/12, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (MIIT) thông báo đã phân bổ băng tần 6GHz cho các hệ thống 5G và 6G.

Băng tần 6GHz là tài nguyên chất lượng cao duy nhất có băng thông lớn ở băng tần trung, có lợi thế về vùng phủ sóng và dung lượng. MIIT cho biết, phạm vi của băng tần 6GHz đặc biệt phù hợp cho việc triển khai các hệ thống 5G hoặc 6G trong tương lai.

Trong bài phát biểu video tại Hội nghị Phát triển 6G toàn cầu ở Trùng Khánh hồi đầu tuần, Thứ trưởng Bộ MIIT Zhang Yunming nói Trung Quốc đang duy trì thực hiện các thử nghiệm công nghệ có liên quan trên 6G và sẽ thúc đẩy sự phát triển sáng tạo của 6G.

Ông nói cần phải nuôi dưỡng hệ sinh thái ứng dụng 6G trước; đẩy nhanh sự phát triển tích hợp của công nghệ không dây thế hệ tiếp theo với 5G và các ngành công nghiệp mới như XR và robot để đặt nền tảng vững chắc cho các ứng dụng 6G.

‘Là thế hệ mới của cơ sở hạ tầng thông tin kỹ thuật số thông minh và toàn diện, 6G đòi hỏi sự đồng thuận, ý kiến tập thể và hợp tác chặt chẽ từ các ngành công nghiệp, học viện và viện nghiên cứu toàn cầu để tăng cường chiều sâu của sự đổi mới, chiều rộng hội nhập và sức mạnh hợp tác’, Thứ trưởng Zhang lưu ý.

Theo ông Wang, công nghệ viễn thông 6G mở ra ba kịch bản ứng dụng mới khác với 5G: kết hợp giao tiếp và độ nhạy, kết hợp truyền thông và trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật (IoT) hàng loạt dựa trên vệ tinh tích hợp và liên lạc di động mặt đất.

Trong tương lai, 6G sẽ kết nối không chỉ con người, mà cả trí thông minh như robot và siêu vũ trụ. Nó cũng cải thiện hơn nữa các kịch bản ứng dụng 5G.

Giới quan sát nhận định Trung Quốc có cách tiếp cận rất cởi mở trong công nghệ viễn thông và khuyến khích hợp tác quốc tế trong 6G.

Trong quá trình phát triển 6G, hợp tác quốc tế cần được tăng cường để cho phép nhiều công ty nước ngoài hình thành sự hiểu biết và công nhận các tiêu chuẩn của Trung Quốc trong lĩnh vực.

(Theo GlobalTimes)

Sẽ có 5,3 tỷ thuê bao 5G vào cuối năm 2029Theo ước tính mới nhất của Ericsson, thuê bao 5G toàn cầu sẽ tăng hơn 330%, từ 1,6 tỷ năm 2023 lên 5,3 tỷ năm 2029.