– Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ước tính tháng 5/2023, số thuê bao băng rộng di động đạt 84.74 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 85,2 thuê bao/100 dân), tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2023 đạt 90 thuê bao/100 dân…

Báo cáo Đánh giá tình hình công tác QLNN tháng 5/2023 và nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, ước tính tháng 5/2023, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 76,9% (20,81triệu hộ) tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu năm 2023 đạt 84% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang.

Số thuê bao băng rộng cố định đạt 21,96 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 22,1 thuê bao/100 dân), tăng 8,2 % so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2023 đạt 25 thuê bao/100 dân.

Số thuê bao băng rộng di động đạt 84.74 triệu thuê bao (tương ứng với tỷ lệ 85,2 thuê bao/100 dân), tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu đạt đến tháng 12/2023 đạt 90 thuê bao/100 dân.

Thuê bao điện thoại di động sử dụng chuyển mạng giữ số ước đạt 101 triệu thuê bao tăng 8,72% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 8,1 triệu thuê bao. Tính đến tháng 5/2023, thuê bao Feature phone 22,26 triệu thuê bao, giảm 4,14 triệu thuê bao so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho 04 doanh nghiệp MVNO tại Việt Nam (Đông Dương, Mobicast, ASIM, Digilife), số lượng thuê bao điện thoại di động của các nhà mạng này là 2,65  triệu chiếm 2,1% tổng số lượng thuê bao toàn thị trường.

Các nhà mạng MVNO sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ chuyển đổi số trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, sức khoẻ, giải trí…

Tốc độ băng rộng cố định 91,24 Mbps (tăng 28,74% so với cùng kỳ năm 2022), xếp thứ 41 và cao hơn trung bình thế giới là 80,12 Mbps.

Tốc độ truy nhập Internet băng rộng cố định 46,72 Mbps (tăng 37,98% so với cùng kỳ năm 2022), xếp thứ 48 và cao hơn trung bình thế giới là 42,07 Mbps).

Về phát triển Internet, đến tháng 5/2023, số lượng địa chỉ Internet IPv4 đạt 16.2 triệu địa chỉ, tăng 0.33% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0.11% so với năm 2022. Số lượng địa chỉ Internet IPv6 đạt 1.151 tỷ khối /64, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, tăng 7.35% so với năm 2022.

Số lượng số hiệu mạng đạt 579, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, tăng 5.09% so với năm 2022. Số lượng thành viên địa chỉ Internet đạt 845, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4.2% so với năm 2022.

Tổng số tên miền quốc gia “.vn” được cấp đạt 577.526, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng 24.797 tên miền), tăng 0,6% so với cuối năm 2022 (tương ứng 3.286 tên miền).

Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam đạt 57.6%, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4% so với hết năm 2022; cao gấp 1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,7 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam đứng thứ 2, khu vực ASEAN, thứ 10 toàn cầu. Số lượng bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 đạt 80/85, tăng 108% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,2% so với 2022.

Số lượng bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện tử, dịch vụ công triển khai IPv6 đạt 74/85, tăng 211% so với cùng kỳ năm trước, tăng 12,1% so với năm 2022.

Phạm Lê

Đánh giá post